Độ dài các tháng Lịch_Julius

Theo học giả Sacrobosco (thế kỷ 13) thì sơ đồ nguyên thủy của các tháng trong lịch Julius là rất đều, xen kẽ các tháng dài và ngắn. Từ tháng 1 đến tháng 12 thì độ dài các tháng (theo Sacrobosco cho lịch Cộng hòa La Mã) là:

30, 29, 30, 29, 30, 29, 30, 29, 30, 29, 30, 29, tổng cộng 354 ngày.

Sacrobosco cho rằng Julius Caesar đã thêm 1 ngày vào mọi tháng, ngoại trừ tháng Hai, tổng cộng là 11 ngày nữa, tạo ra năm có 365 ngày. Ngày nhuận có lẽ đã được thêm vào tháng Hai trong năm nhuận:

31, 29 (hay 30), 31, 30, 31, 30, 31, 30, 31, 30, 31, 30

Ông cho rằng sau đó Augustus đã thay đổi nó thành:

31, 28 (hay 29), 31, 30, 31, 30, 31, 31, 30, 31, 30, 31

tạo ra độ dài các tháng rất không có quy tắc, làm sao để độ dài của tháng Augustus không thể ngắn hơn (và như thế là kém hơn) độ dài của tháng Iulius. Đây chính là độ dài các tháng mà ngày nay chúng ta đang dùng.

Mặc dù giả thuyết này vẫn còn được nhắc lại một cách rộng rãi, nhưng nó có lẽ là sai. Thứ nhất, một bức vẽ trên tường về lịch Cộng hòa La Mã vẫn còn tồn tại Bức họa lịch La Mã nó xác nhận rằng độ dài các tháng đã không đều trước khi Julius Caesar cải cách nó:

29, 28, 31, 29, 31, 29, 31, 29, 29, 31, 29, 29

Ngoài ra, cải cách Julius đã không thay đổi các ngày Nones và Ides. Cụ thể thì các ngày Ides là muộn (trong ngày thứ 15 chứ không phải thứ 13) trong các tháng 3, 5, 7 và 10, nó chỉ ra rằng các tháng này luôn luôn có 31 ngày trong lịch La Mã, trong khi thuyết của Sacrobosco cho rằng độ dài của tháng 10 đã bị thay đổi. Ngoài ra, thuyết của Sacrobosco là mâu thuẫn một cách rõ ràng với các thuyết của các tác giả thế kỷ 35CensorinusMacrobius, và cuối cùng thì nó là mâu thuẫn với các độ dài các mùa được Varro đưa ra năm 37 TCN (trước khi có cải cách của Augustus), với ngày thứ 31 Sextilis được đưa ra trong tờ giấy cói Ai Cập từ năm 24 TCN, và với tháng Hai 28 ngày được chỉ ra trong Fasti Caeretani có niên đại trước năm 12 TCN.